Đọc sách là một thói quen tốt, manh đến lượng kiến thức lớn cho chúng ta. Vậy Phương pháp đọc sách hiệu quả là gì, cách để kiến thức được tiếp nạp trọn vẹn?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách đọc sách hiệu quả, giúp bạn hiểu sâu cũng như nhớ lâu hơn.
Nội dung bài viết
Lợi ích của việc chọn phương pháp đọc sách hiệu quả
Đầu tiên, tại sao bạn nên có phương pháp đọc sách hiệu quả? Sách là nguồn kiến thức vô tận, thúc đẩy tâm trí con người. Tâm trí luôn cần một nguồn nhiên liệu để liên tục phát triển kiến thức và làm đa dạng quan điểm, góc nhìn của chúng ta.
Khi đó tầm quan trọng của việc đọc hiệu quả bắt đầu phát huy tác dụng. Đọc sách không chỉ là hoạt động giải trí mà đây còn là chìa khoá để khai phá thêm nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Phát triển thói quen đọc sách cũng là cách bạn phát triển bản thân tích cực.
>>> Xem ngay: Một con dơi bay vào nhà
Phương pháp đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
Dưới đây là một vài phương pháp đọc sách hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp được:
Xác định rõ mục tiêu khi đọc sách
Mục đích của việc đọc sách chính là nâng cao nhận thức, tích lũy kiến thức. Ngoài ra, đọc sách cũng là cách giải trí, giết thời gian nếu như lựa chọn thể loại yêu thích. Khi đó, việc xác định rõ mục đích đọc sách sẽ giúp bạn phát hiện bản thân tích gì. Từ đó, bạn không phải mất thời gian vô ích vào cuốn sách miên man.
Lựa chọn loại sách phù hợp
Chọn cho mình một quyển sách phù hợp với công việc, sở thích, tính cách… Điều này sẽ giúp cho việc đọc sách của bạn đạt hiệu quả cao hơn. Khi tiếp xúc với những gì liên quan đến vấn đề bản thân thích. Điều này sẽ khiến bạn tò mò và chú tâm nhiều hơn đến nội dung cuốn sách. Từ đó, bạn trở lên tập trung khi đọc sách và không cảm thấy chán nản trong quá trình đọc.
Rèn luyện kỹ năng tập trung khi đọc sách
Tập trung không chỉ là một cách thức đọc sách hiệu quả. Mà nó còn rất cần thiết trong những hoạt động khác. Chẳng hạn như những chuyện xảy ra xung quanh đều có thể khiến bạn bị mất tập trung khi đọc. Hãy cố gắng quên đi mọi thứ xung quanh và chỉ dành sự chú ý cho cuốn sách mà bạn đang đọc. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và nạp các kiến thức nhanh chóng, cũng như ghi nhớ chúng lâu hơn.
Rèn luyện các kỹ thuật đọc sách
Tips đọc sách hiệu quả nhất mà bạn nên để tâm đó chính là rèn luyện cho mình kỹ thuật đọc sách. Dưới đây là các nguyên tắc tham khảo để cải thiện kỹ thuật đọc sách của bản thân:
Nên đọc bằng mắt, tránh đọc bằng miệng.
Không nên đọc đi đọc lại 1 đoạn văn/nội dung với tần suất nhiều.
Điều chỉnh tốc độ đọc cho phù hợp với từng nội dung. Nội dung nào quan trọng, bạn cần đọc chậm và phân tích hay suy ngẫm. Còn với các nội dung không quan trọng,nên đọc lướt qua.
Cố gắng hiểu sâu được ý nghĩa của cả đoạn văn, không nên quá để ý đến từng câu hay từng từ.
Tập thói quen đọc nhanh và tóm lược được nội dung cốt lõi và chủ yếu của cuốn sách.
>> Xem thêm: Cửa nhựa Hàn Quốc tại Huế
Chọn không gian và thời gian đọc hiệu quả
Để đảm bảo đọc sách hiệu quả, hiểu sâu và nhớ lâu thì môi trường và thời gian đọc cũng có ảnh hưởng lớn. Khi đọc sách, bạn nên chọn ở những nơi yên tĩnh, có đủ ánh sáng, không gian thoáng mát và rộng rãi. Nên tránh đọc sách ở những nơi quá ồn ào, nơi quá tối. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và thị giác. Ngoài ra, việc phân bổ thời gian đọc sách cũng đặc biệt quan trọng. Nên hình thành cho bản thân thói quen đọc sách mỗi ngày. Thời gian thích hợp là buổi sáng sớm hoặc khi chiều tối. Đọc sách trong khoảng thời gian này giúp cho não bộ tập trung và ghi nhớ tốt hơn.
Thái độ tích cực khi đọc
Nếu chỉ đọc sách mà không tư duy thì chỉ tốn thời gian vô bổ. Để đọc sách hiệu quả, cái chúng ta cần là tư duy tích cực, tức là cả hình dung, liên tưởng sự việc. Khi đó, bạn sẽ ghi nhớ nội dung ấy dễ dàng hơn.
Dành chút thời gian nghĩ về những gì đã đọc được
Một cách đọc sách hiệu quả, nhớ lâu chính là hãy dành thời gian suy nghĩ về những gì bạn đã đọc từ quyển sách ấy. Trong quá trình đọc, chỉ cần cố gắng chú tâm đến nội dung, đừng suy nghĩ quá lan man xa vời. Bạn có thể ghi chép hay note lại những câu văn ý nghĩa. Qua mỗi chương sách, bạn có thể lắng chút thời gian nghĩ về những nội dung đã đọc.
Cách duy trì thói quen đọc sách hàng ngày
Biết sách có ích như thế, nhưng đôi khi chúng ta lại lười biếng. Để duy trì thói quen đọc sách hàng ngày, dưới đây là một số mẹo nhỏ, hy vọng có ích với bạn:
Đọc những gì bạn thích: Chẳng dễ dàng gì khi đọc những bài luận văn, triết học logic. Thay vào đó với những gì bạn hứng thú, việc bắt đầu đọc của bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn dần yêu thích sách và biến thói quen này thành của bạn
Để sách những vị trí dễ thấy: Nếu như để sách những nơi dễ thấy như bàn học tập, làm việc, gối đầu giường, khi thấy bạn có thể tranh thủ đọc chúng khi bạn có thể
Tập kỹ thuật đọc sách đúng: một số kỹ thuật khi đọc giúp bạn tập trung và tiếp thu kiến thức hơn như đọc sách nhanh khá hữu ích.
Phương pháp đọc sách hiệu quả sẽ là chìa khóa giúp bạn khám phá ra thế giới rộng lớn. Bởi bạn sẽ không biết những gì bạn không biết, sách chính là chiếc cầu để dẫn dắt chúng ta đến với tri thức.
Gợi ý một số cuốn sách cho người mới bắt đầu đọc
Dưới đây là một số cuốn sách phổ biến và hay cho người trẻ:
“Harry Potter” series của J.K. Rowling: Cuốn sách này không chỉ là một tác phẩm giải trí tuyệt vời. Mà còn mang lại những bài học quý giá về tình bạn, lòng dũng cảm và sự đấu tranh cho điều đúng đắn.
“The Hunger Games” series của Suzanne Collins: Một loạt sách kỳ thú và hấp dẫn. Nó khám phá các vấn đề như quyền lực, tình bạn và sự tồn tại trong một thế giới đầy áp lực.
“The Fault in Our Stars” của John Green: Một câu chuyện cảm động về tình yêu, sự mất mát và sức mạnh của việc sống.
“To Kill a Mockingbird” của Harper Lee: Một tác phẩm văn học kinh điển, nó nói về sự bất công và tình đồng cảm.
“Percy Jackson & the Olympians” series của Rick Riordan: Một loạt sách phiêu lưu với thế giới thần thoại Hy Lạp. Nó kết hợp giáo dục với giải trí một cách tuyệt vời.
“The Chronicles of Narnia” series của C.S. Lewis: Một thế giới ma thuật, kỳ bí và hấp dẫn. Nơi các nhân vật phải đối mặt với những thử thách và kiểm tra lòng dũng cảm của mình.
“The Perks of Being a Wallflower” của Stephen Chbosky: Một câu chuyện về sự trưởng thành, tình bạn và việc khám phá bản thân.
“The Giver” của Lois Lowry: Một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng mang lại những suy tư sâu sắc về tự do và sự kiểm soát.
“Eragon” series của Christopher Paolini: Một cuộc phiêu lưu trong thế giới phép thuật đầy màu sắc và huyền bí.
“The Book Thief” của Markus Zusak: Một câu chuyện cảm động về sự kiên nhẫn, tình yêu và sức mạnh của từ ngữ trong thời kỳ chiến tranh.
Hy vọng bạn sẽ tìm thấy một số cuốn sách trong danh sách này mà bạn hoặc người trẻ bạn quan tâm sẽ thích!
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc về cách đọc sách hiệu quả. Bạn có thể áp dụng chúng trong hành trình chinh phục tri thức của mình. Chúc bạn tìm được tips đọc sách hiệu quả, phù hợp và tiếp thu được nhiều kiến thức mới!